Đề thi cuối kỳ 2 Toán 12 năm học 2024 – 2025 trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam

MeToan.Com xin giới thiệu đến quý thầy, cô giáo cùng các em học sinh lớp 12 đề kiểm tra đánh giá cuối học kỳ 2 (HK2) môn Toán lớp 12 năm học 2024 – 2025 của trường THPT Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đây là tài liệu ôn tập và làm quen với cấu trúc đề thi quan trọng.
Đề thi cuối kỳ 2 Toán 12 trường THPT Quế Sơn năm học 2024 – 2025 được biên soạn với cấu trúc đa dạng, bao gồm các phần:
- 30% câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
- 20% câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng Sai.
- 20% câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn.
- 30% câu hỏi tự luận.
Tổng thời gian làm bài cho học sinh là 90 phút. Đề thi đi kèm với đáp án chi tiết và hướng dẫn chấm điểm, giúp học sinh tự đánh giá năng lực và hiểu rõ cách giải các dạng bài.
Dưới đây là trích dẫn một số câu hỏi tiêu biểu trong đề thi:
Đoàn trường THPT Quế Sơn dự định làm dự án ảnh trưng bày trên một pano có dạng parabol như hình vẽ. Biết AB = 4m, GH = 4m, AC = BD = 0,9m. Đoàn trường sẽ yêu cầu các chi đoàn gửi ảnh dự thi và dán lên khu vực hình chữ nhật CDEF. Phần còn lại sẽ được trang trí hoa văn cho phù hợp. Chi phí dán hoa văn là 230.000 đồng cho một m² bảng. Tính chi phí cho việc hoàn tất hoa văn trên pano.
Khi đặt hệ tọa độ Oxyz vào không gian với đơn vị trên trục tính theo kilômét, người ta thấy rằng một không gian phủ sóng điện thoại có dạng một hình cầu (S) (tập hợp những điểm nằm trong và nằm trên mặt cầu tương ứng). Biết mặt cầu (S) có phương trình: x² + y² + z² – 2x – 4y – 6z + 5 = 0. Khoảng cách xa nhất giữa hai điểm của vùng phủ sóng là a (km). Giá trị của a bằng bao nhiêu?
Bạn Sơn thực hiện 2 thí nghiệm liên tiếp. Thí nghiệm thứ nhất có xác suất thành công là 0,5. Nếu thí nghiệm thứ nhất thành công thì xác suất thành công của thí nghiệm thứ hai là 0,8. Nếu thí nghiệm thứ nhất không thành công thì xác suất thành công của thí nghiệm thứ hai chỉ là 0,3. Gọi A là biến cố “Thí nghiệm thứ nhất thành công”, B là biến cố “Thí nghiệm thứ hai thành công”. Khi đó ta có: a) P(B) = 0,8. b) P(B\A) = 0,4. c) Xác suất để “Cả hai thí nghiệm đều thành công” bằng 0,4. d) Xác suất để thí nghiệm thứ nhất thành công và thí nghiệm thứ hai không thành công bằng 0,15.