Chuyên Đề Góc Giữa Hai Mặt Phẳng - Trần Mạnh Tường

Tài liệu gồm 17 trang, được biên soạn bởi thầy giáo Trần Mạnh Tường (giáo viên tiếp sức chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Toán trên kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7), hướng dẫn các phương pháp xác định và tính góc giữa hai mặt phẳng trong không gian, đây là dạng toán thường gặp trong chương trình Hình học lớp 11, Hình học lớp 12 và các đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán.

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Định nghĩa: Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng bất kì, lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó.

2. Một số phương pháp tính góc giữa hai mặt phẳng:

Có 3 phương pháp sau đây hay được sử dụng để tính giá trị góc giữa hai mặt phẳng:

  • Phương pháp 1: Dùng định nghĩa.
    • Kinh nghiệm: Muốn sử dụng được phương pháp này thì ta phải quan sát, phán đoán xem với đặc điểm đã cho của bài toán thì ta có thể xác định hoặc dựng được 2 đường thẳng lần lượt vuông góc với 2 mặt phẳng mà bài toán yêu cầu tính góc giữa chúng hay không?
  • Phương pháp 2: Xác định góc.
    • Ý tưởng của phương pháp này là ta dựng rõ hình hài của góc giữa hai đường thẳng, sau đó dùng các hệ thức lượng để tính giá trị của góc này.
    • Kinh nghiệm: Cách này thường dùng khi 2 mặt phẳng có thể xác định được giao tuyến và có các yếu tố vuông góc. Có 2 loại phương pháp khi sử dụng phương pháp này:
      • Phương pháp xác định góc loại 1.
      • Phương pháp xác định góc loại 2.
  • Phương pháp 3: Dùng khoảng cách.
    • Bình luận: Phương pháp này có ưu điểm là ta không cần xác định rõ hình hài của góc giữa hai mặt phẳng, chỉ cần tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng và điểm đến đường thẳng, các khoảng cách này lại cũng có thể tính thông qua tỉ số giữa diện tích tam giác với một cạnh hoặc tỉ số giữa thể tích một đa diện với diện tích của 1 mặt.

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Bao gồm 12 câu hỏi và bài toán trắc nghiệm tính góc giữa hai mặt phẳng, mức độ vận dụng – vận dụng cao (VD – VDC), có đáp án và lời giải chi tiết..

Xem trước file PDF (1.6MB)

Share:

Toán 11 - Mới Nhất