Các dạng toán về góc trong hình học không gian - Trần Đình Cư

Các dạng toán về góc trong hình học không gian

Tài liệu gồm 23 trang trình bày các dạng toán về góc, phương pháp giải và bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết.

Ba dạng toán về góc trong hình học không gian gồm:

  • Dạng 1: Góc giữa hai mặt phẳng
  • Dạng 2: Góc giữa hai đường thẳng
  • Dạng 3: Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

[ads]

Ví dụ minh họa

Bài tập 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D, với AB = 3a, AD = 2a, DC = a. Hình chiếu vuông góc của S xuống mặt phẳng (ABCD) là H thuộc AB với AH = 2HB. Biết SH = 2a, cosin của góc giữa SB và AC là?

Bài tập 2: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có đáy ABCD là hình thoi cạnh a, góc A = 60 độ. Chân đường vuông góc hạ từ B’ xuống mặt phẳng (ABCD) trùng với giao điểm của hai đường chéo của đáy ABCD. Cho BB’ = a. Tính góc giữa cạnh bên và đáy.

Bài tập 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D, CD = 2a, AD = AB = a. Hình chiếu vuông góc của S trên mặt đáy là trung điểm H của đoạn AB. Khoảng cách từ điểm H đến mặt phẳng (SCD) bằng a√2/3. Tan của góc giữa đường thẳng BC và mặt phẳng (SCD) bằng?

Bài tập 4: Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông cân tại B có AB = BC = a; SA ⊥ (ABC). Biết mặt phẳng (SBC) tạo với đáy một góc 60 độ. Cosin góc tạo bởi đường thẳng SC và mặt phẳng (ABC) là?

Bài tập 5: Cho khối chóp S.ABC có đáy là tam giác cân tại A có AB = AC = 4a, góc BAC = 120 độ. Gọi M là trung điểm của BC, N là trung điểm của AB, ΔSAM là tam giác cân tại S và thuộc mặt phẳng vuông góc với đáy. Biết SA = a√2. Góc giữa SN và mặt phẳng (ABC) là?

Xem trước file PDF (1.1MB)

Share:

Toán 11 - Mới Nhất