Đề Minh Họa Giữa Học Kì 1 Toán 11 Năm 2023 - 2024 Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
MeToan.Com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 11 đề minh họa kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán 11 năm học 2023 – 2024 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi; đề thi được biên soạn theo cấu trúc 70% trắc nghiệm + 30% tự luận (theo điểm số), có ma trận, bảng đặc tả, đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
NỘI DUNG ÔN TẬP
I. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC
1. Giá trị lượng giác của góc lượng giác
- Nhận biết:
- Các khái niệm cơ bản về góc lượng giác: khái niệm góc lượng giác, số đo, hệ thức Chasles, đường tròn lượng giác.
- Giá trị lượng giác của một góc lượng giác.
- Quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt.
- Dấu của giá trị lượng giác.
- Thông hiểu:
- Bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp.
- Cách tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác dùng hệ thức cơ bản.
- Quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau π.
- Cách xác định dấu của giá trị lượng giác.
- Vận dụng:
- Tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác.
2. Công thức lượng giác
- Nhận biết:
- Công thức cộng, công thức nhân đôi, công thức biến đổi tổng thành tích, công thức biến đổi tích thành tổng.
- Thông hiểu:
- Các phép biến đổi lượng giác cơ bản: công thức cộng, công thức góc nhân đôi, công thức biến đổi tích thành tổng và công thức biến đổi tổng thành tích.
- Vận dụng:
- Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác khi biết số đo của góc có liên quan.
3. Hàm số lượng giác
- Nhận biết:
- Các khái niệm về hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn.
- Các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn.
- Định nghĩa các hàm lượng giác y = sinx, y = cosx, y = tanx, y = cotx thông qua đường tròn lượng giác.
- Tập xác định của các hàm lượng giác.
- Thông hiểu:
- Cách xác định đồ thị của hàm số lượng giác.
- Bảng giá trị của các hàm lượng giác y = sinx, y = cosx, y = tanx, y = cotx trên một chu kì.
- Tập xác định, tập giá trị, tính chất chẵn, lẻ, tính tuần hoàn, chu kì của hàm số lượng giác.
- Khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số y = sinx, y = cosx, y = tanx, y = cotx dựa vào đồ thị.
4. Phương trình lượng giác cơ bản
- Nhận biết:
- Công thức nghiệm của phương trình lượng giác cơ bản: sinx = m; cosx = m; tanx = m; cotx = m bằng cách vận dụng đồ thị hàm số lượng giác tương ứng.
- Điều kiện có nghiệm của phương trình cơ bản.
- Vận dụng:
- Tính nghiệm gần đúng của phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính cầm tay.
- Giải phương trình lượng giác ở dạng vận dụng trực tiếp phương trình lượng giác cơ bản (ví dụ: giải phương trình lượng giác dạng sin2x = sin3x, sinx = cos3x).
- Vận dụng cao:
- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với phương trình lượng giác (ví dụ: một số bài toán liên quan đến dao động điều hòa trong Vật lí).
II. DÃY SỐ – CẤP SỐ CỘNG & CẤP SỐ NHÂN
1. Dãy số
- Nhận biết:
- Dãy số hữu hạn, dãy số vô hạn.
- Tính chất tăng, giảm, bị chặn của dãy số trong những trường hợp đơn giản.
- Thông hiểu:
- Cách cho dãy số bằng liệt kê các số hạng; bằng công thức tổng quát; bằng hệ thức truy hồi; bằng cách mô tả.
- Vận dụng cao:
- Xét tính đơn điệu và bị chặn của dãy số.
2. Cấp số cộng
- Nhận biết:
- Nhận biết một dãy số là cấp số cộng.
- Thông hiểu:
- Công thức xác định số hạng tổng quát của cấp số cộng.
- Vận dụng:
- Tính tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số cộng.
- Vận dụng cao:
- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với cấp số cộng để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ: một số vấn đề trong Sinh học, trong Giáo dục dân số, hình học).
3. Cấp số nhân
- Nhận biết:
- Nhận biết một dãy số là cấp số nhân.
- Thông hiểu:
- Công thức xác định số hạng tổng quát của cấp số nhân.
- Vận dụng:
- Tính tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số nhân.
- Vận dụng cao:
- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với cấp số nhân để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ: một số vấn đề trong Sinh học, trong Giáo dục dân số, hình học).
III. SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CỦA MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM
1. Mẫu số liệu ghép nhóm
2. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm
- Nhận biết:
- Mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức của các môn học khác trong chương trình lớp 11 và trong thực tiễn.
- Thông hiểu:
- Ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng của mẫu số liệu trong thực tiễn.
- Vận dụng:
- Tính các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm: số trung bình cộng (hay số trung bình), trung vị (median), tứ phân vị (quartiles), mốt (mode).
- Vận dụng cao:
- Rút ra kết luận nhờ ý nghĩa của các số đặc trưng của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản.
Xem trước file PDF (458.2KB)
Share: