Bài Tập Trắc Nghiệm Chuyên Đề Hàm Số - Phùng Hoàng Em
Tài liệu bài tập trắc nghiệm chuyên đề hàm số từ cơ bản đến nâng cao:
Tài liệu gồm 56 trang tuyển tập bài toán trắc nghiệm chuyên đề hàm số, bao gồm các dạng toán từ cơ bản đến nâng cao, giúp học sinh ôn tập và rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm một cách hiệu quả.
Nội dung tài liệu bao gồm các chuyên đề:
1. Tính Đơn Điệu Của Hàm Số
- Dạng toán 1: Tính đạo hàm, tìm các khoảng đồng biến (nghịch biến) của một hàm số
- Dạng toán 2: Tìm điều kiện của tham số để hàm số đồng biến (nghịch biến) trên R
- Dạng toán 3: Tìm điều kiện của tham số để hàm số đồng biến (nghịch biến) trên từng khoảng xác định
- Dạng toán 4: Tìm điều kiện của tham số để hàm số đồng biến (nghịch biến) trên (a, b)
- Dạng toán 5: Tìm điều kiện của tham số để hàm số đồng biến (nghịch biến) trên đoạn có độ dài bằng k
2. Cực Trị Của Hàm Số
- Dạng toán 1: Tìm cực trị (điểm cực trị, giá trị cực trị) của hàm số cho trước
- Dạng toán 2: Tìm điều kiện của tham số để hàm số đạt cực trị (cực đại, cực tiểu) tại x = a
- Dạng toán 3: Tìm điều kiện của tham số để hàm số bậc ba có cực trị
- Dạng toán 4: Tìm điều kiện của tham số để hàm số bậc bốn có cực trị
- Dạng toán 5: Tìm điều kiện của tham số để hàm số bậc ba có cực trị thỏa điều kiện cho trước
- Dạng toán 6: Tìm điều kiện của tham số để hàm số bậc bốn có cực trị thỏa điều kiện cho trước
3. Giá Trị Lớn Nhất Và Giá Trị Nhỏ Nhất Của Hàm Số
4. Đường Tiệm Cận Của Đồ Thị Hàm Số
- Dạng toán 1: Cho hàm số y = f(x), xác định tiệm cận đứng và tiệm cận ngang
- Dạng toán 2: Từ bảng biến thiên, xác định tiệm cần đứng và tiệm cận ngang
- Dạng toán 3: Biện luận (tìm điều kiện) theo m để hàm số có tiệm cận
5. Đồ Thị Hàm Số
- Dạng toán 1: Nhận dạng đồ thị (hoặc bảng biến thiên)
- Dạng toán 2: Xác định các hệ số a, b, c, d
- Dạng toán 3: Đọc bảng biến thiên (hoặc đồ thị) hàm số y = f(x)
- Dạng toán 4: Đọc đồ thị hàm số y = f'(x)
- Dạng toán 5: Dùng đồ thị để biện luận nghiệm của phương trình
6. Sự Tương Giao Của 2 Đồ Thị
- Dạng toán 1: Xác định tọa độ giao điểm (số giao điểm) bằng phương pháp đại số
- Dạng toán 2: Xác định số giao điểm bằng đồ thị
- Dạng toán 3: Tương giao của đồ thị hàm bậc ba y = ax^3 + bx^2 + cx + d (a ≠ 0) với đường thẳng Δ: y = ex + f
- Dạng toán 4: Tương giao của đồ thị hàm trùng phương y = ax^4 + bx^2 + c (a ≠ 0) với đường thẳng Δ: y = d
- Dạng toán 5: Tương giao của đồ thị hàm phân thức y = (ax + b)/(bx + c) (ad – bc ≠ 0) với đường thẳng Δ: y = ex + f
7. Tiếp Tuyến Với Đồ Thị Hàm Số, Sự Tiếp Xúc Của Hai Đường Cong
- Dạng toán 1: Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số (C): y = f(x) cho trước tại điểm M (x0; y0)
- Dạng toán 2: Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (C): y = f(x) có hệ số góc k cho trước
- Dạng toán 3: Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (C): y = f(x), biết tiếp tuyến đi qua điểm A (xA; yA)
- Dạng toán 4: Các bài toán xác định tham số m liên quan đến tiếp tuyến }
Xem trước file PDF (1.6MB)
Share: