135 Câu Vận Dụng Cao Hàm Số Lượng Giác Và Phương Trình Lượng Giác Ôn Thi THPT Môn Toán
135 Câu Vận Dụng Cao Hàm Số Lượng Giác Và Phương Trình Lượng Giác Ôn Thi THPT Môn Toán
Tài liệu gồm 13 trang, được sưu tầm và tổng hợp bởi Tư Duy Mở Trắc Nghiệm Toán Lý, tuyển chọn 135 câu vận dụng cao (VDC) hàm số lượng giác và phương trình lượng giác có đáp án, giúp học sinh ôn thi THPT môn Toán.
Trích dẫn tài liệu 135 câu vận dụng cao hàm số lượng giác và phương trình lượng giác ôn thi THPT môn Toán:
Câu 1: Cho phương trình (cos x + sin 2x)/cos 3x + 1 = 0. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Điều kiện xác định của phương trình là cos x(3 + 4 cos² x) khác 0. B. Phương trình đã cho vô nghiệm. C. Nghiệm âm lớn nhất của phương trình là x = −π/2. D. Phương trình tương đương với phương trình (sin x − 1)(2 sin x − 1) = 0.
Câu 2: Cho phương trình ³√(tan x) + 1(sin x + 2 cos x) = m(sin x + 3 cos x). Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của m thuộc đoạn [−2018; 2018] để phương trình trên có nghiệm duy nhất x ∈ (0;π/2)?
Câu 3: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho parabol (P): y = x² − 4 và parabol (P₀) là ảnh của (P) qua phép tịnh tiến theo −→v = (0; b), với 0 < b < 4. Gọi A, B là giao điểm của (P) với Ox, M, N là giao điểm của (P₀) với Ox, I, J lần lượt là đỉnh của (P) và (P₀). Tìm tọa độ điểm J để diện tích tam giác IAB bằng 8 lần diện tích tam giác JMN.