Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 lần 1 môn Toán sở GD&ĐT Lạng Sơn

MeToan.Com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 12 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2024 lần 1 môn Toán sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn; kỳ thi được diễn ra vào thứ Ba ngày 27 tháng 02 năm 2024; đề thi có đáp án trắc nghiệm mã đề 101 102 103 104 105 106 107 108 và lời giải chi tiết các bài toán vận dụng – vận dụng cao.

Ma trận Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2024 lần 1 môn Toán sở GD&ĐT Lạng Sơn:

  • Bài toán chỉ sử dụng tổ hợp.
  • Xác suất của bài toán chọn nhóm.
  • Giới hạn phân thức có bậc tử bằng bậc mẫu.
  • Góc giữa cạnh bên với mặt đáy.
  • Khoảng cách từ chân đường cao đến mặt xiên trong hình chóp.
  • Tìm cực trị của hàm số khi biết đồ thị hàm số.
  • Tìm cực trị của hàm số khi biết bảng biến thiên.
  • Tìm m để hàm số đạt cực trị tại 1 điểm x0 cho trước.
  • Tìm số điểm cực trị của hàm số |f(u)| khi biết đồ thị, bảng biến thiên f’(x).
  • Tìm tiệm cận f(x) dựa vào bảng biến thiên f(x).
  • Tìm đường tiệm cận, số đường tiệm cận của hàm số.
  • Nhận dạng bảng biến thiên hàm số bậc 3.
  • Tìm tọa độ giao điểm của đồ thị hai hàm số khi biết f(x) và g(x).
  • Tìm số nghiệm của phương trình f(x) = a khi biết đồ thị, bảng biến thiên f(x).
  • Tập xác định của hàm số lũy thừa có số mũ hữu tỷ.
  • Dùng công thức biến đổi cơ số logarit rút gọn biểu thức.
  • Tính đạo hàm của hàm số logarit.
  • Tìm Min, Max của biểu thức khi có điều kiện f(u) = f(v) chứa logarit.
  • Tìm số giá trị nguyên của y để phương trình Loga có nghiệm thỏa mãn điều kiện bằng phương pháp đánh giá.
  • Bất phương trình mũ cơ bản.
  • Bất phương trình logarit cơ bản.
  • Bất phương trình logarit dạng tích.
  • Nguyên hàm cơ bản của hàm số đa thức.
  • Nguyên hàm cơ bản của hàm lượng giác.
  • Định nghĩa của tích phân.
  • Tính chất của tích phân.
  • Tích phân của hàm ẩn bằng phương pháp từng phần.
  • Tích phân của hàm ẩn bằng tạo ra công thức đạo hàm tích, thương.
  • Biết f’(x), tính tích phân f(x).
  • Ý nghĩa hình học của tích phân.
  • Tìm khoảng đơn điệu của hàm số khi biết f’(x), bảng xét dấu f’(x).
  • Xét tính đơn điệu của hàm số f(x) khi biết đồ thị, bảng biến thiên f’(x).
  • Áp dụng công thức tính thể tích khối chóp.
  • Áp dụng công thức tính thể tích khối lăng trụ.
  • Tính chiều cao, khoảng cách bằng thể tích.
  • Thể tích khối lăng trụ đứng có góc giữa hai mặt phẳng.
  • Tính V, Sxq hoặc Stp khi biết R, h, l.
  • Tính Sxq hoặc Stp khi biết R và h.
  • Tính V, S khi biết R.
  • Bài toán kết hợp hình cầu với hình trụ.
  • Xác định tọa độ vectơ qua phép cộng, trừ vectơ.
  • Tính độ dài đoạn thẳng khi biết hai đầu mút, độ dài vectơ.
  • Xác định tọa độ tâm, R, S, V của mặt cầu khi biết phương trình mặt cầu.
  • Viết phương trình mặt cầu khi biết tâm và đi qua 1 điểm.
  • Nhận diện phương trình mặt cầu.
  • Xác định VTPT khi biết phương trình mặt phẳng.
  • Nhận diện điểm thuộc mặt phẳng.
  • Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng.
  • Tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng.
  • Viết phương trình mặt phẳng chắn hai đoạn theo tỉ số.
Xem trước file PDF (1.8MB)

Share:

Thi THPT - Mới Nhất