Trắc nghiệm Hình học 11 trong đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán

Theo thông tin gần đây, cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2020 sẽ không có nhiều thay đổi so với đề thi chính thức năm 2019. Do đó, nội dung Hình học 11 vẫn chiếm một phần nhỏ trong đề thi và học sinh cần ôn tập kỹ.

MeToan.Com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 12 tài liệu "Trắc nghiệm Hình học 11 trong các đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán". Tài liệu gồm 848 trang được sưu tầm và biên soạn bởi thầy giáo Th.S Nguyễn Chín Em, tuyển tập các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm thuộc các chuyên đề: phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian, quan hệ song song, vectơ trong không gian, quan hệ vuông góc,... có đáp án và lời giải chi tiết trong các đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán những năm gần đây. Tài liệu giúp các em học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc gia môn Toán hiệu quả.

Nội dung tài liệu được chia thành ba phần:

  • Chương 1: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng (Trang 3).
  • Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song (Trang 20).
  • Chương 3: Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc (Trang 46).

Trích dẫn tài liệu "Trắc nghiệm Hình học 11 trong các đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán":

  • Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau đây:

    A. Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. B. Phép tịnh tiến biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng. C. Phép tịnh tiến biến một đường tròn thành một đường tròn có cùng bán kính. D. Phép tịnh tiến biến một đường thẳng thành một đường thẳng song song với nó.

  • Cho hai mặt phẳng (α), (β). Trên mặt phẳng (α) lấy tam giác ABC có AB = AC = a√2, BC = 2a. Qua A, B, C lần lượt kẻ các đường thẳng vuông góc với (β) và cắt (β) tại A0, B0, C0 tương ứng. Biết rằng A0B0 = A0C0 = a√3, hai đường thẳng A0B0 và B0C0 tạo với nhau góc arccos√(3 − √7)/6. Tính góc giữa (α) và (β).

  • Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình bình hành tâm O, M là trung điểm SA. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau.

    A. Khoảng cách từ O đến mặt phẳng (SCD) bằng khoảng cách từ M đến mặt phẳng (SCD). B. OM // (SCD). C. OM // (SAC). D. Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SCD) bằng khoảng cách từ B đến mặt phẳng (SCD).

Xem trước file PDF (5.4MB - File lớn sẽ load lâu nếu mạng chậm)

Share: