Đề KSCL Toán 11 thi THPT QG 2020 lần 2 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
Ngày 24 tháng 05 năm 2020, trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng các môn thi THPT Quốc gia lần thứ hai năm học 2019 – 2020 dành cho học sinh khối lớp 11.
Đề KSCL Toán 11 thi THPT QG 2020 lần 2 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc có mã đề 123, đề thi có 05 trang với 50 câu trắc nghiệm, thời gian học sinh làm bài thi là 90 phút, đề thi có đáp án.
Trích dẫn đề KSCL Toán 11 thi THPT QG 2020 lần 2 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc:
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là sai?
A. Dãy số có tất cả các số hạng bằng nhau là một cấp số nhân. B. Một cấp số cộng có công sai dương là một dãy số dương. C. Một cấp số cộng có công sai dương là một dãy số tăng. D. Dãy số có tất cả các số hạng bằng nhau là một cấp số cộng.
Câu 2: Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào sai?
A. Gọi P(A) là xác suất của biến cố A ta luôn có 0 < P(A) ≤ 1. B. Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không biết được chính xác kết quả của nó nhưng ta có thể biết được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử. C. Không gian mẫu là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử. D. Biến cố là tập con của không gian mẫu.
Câu 3: Trong loạt đá luân lưu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan, ông Park Hang Seo phải lập danh sách 5 cầu thủ từ 10 cầu thủ trên sân (trừ thủ môn) và thứ tự đá luân lưu của họ. Hỏi ông Park có bao nhiêu cách lập danh sách biết ông sẽ để Quế Ngọc Hải là người sút phạt đầu tiên của đội Việt Nam?
Câu 4: Một công ty nhận được 50 hồ sơ xin việc của 50 người khác nhau muốn xin việc vào công ty, trong đó có 20 người biết tiếng Anh, 17 người biết tiếng Pháp và 18 người không biết cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Công ty cần tuyển 5 người biết ít nhất một thứ tiếng Anh hoặc Pháp. Tính xác suất để trong 5 người được chọn có đúng 3 người biết cả tiếng Anh và tiếng Pháp?
Câu 5: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O, I là trung điểm cạnh SC. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Đường thẳng IO song song với mặt phẳng (SAD). B. Mặt phẳng (IBD) cắt hình chóp S.ABCD theo thiết diện là một tứ giác. C. Đường thẳng IO song song với mặt phẳng (SAB). D. Giao tuyến của hai mặt phẳng (IBD) và (SAC) là IO.