Đề cương ôn tập HK1 Toán 11 năm 2019 - 2020 trường Chu Văn An - Hà Nội
Đề cương ôn tập HK1 Toán 11 năm 2019 - 2020 trường Chu Văn An - Hà Nội
Để giúp các em học sinh khối lớp 11 của trường có một sự chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì 1, tổ Toán - Tin học trường THPT Chu Văn An, Tây Hồ, Hà Nội đã biên soạn đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm học 2019 - 2020.
Đề cương ôn tập HK1 Toán 11 năm 2019 - 2020 trường Chu Văn An - Hà Nội gồm có 21 trang, bao gồm hệ thống bài tập trắc nghiệm Toán 11 và một số đề thi thử học kì 1 Toán 11 giúp học sinh tự luyện.
Dưới đây là khái quát nội dung đề cương ôn tập:
CHỦ ĐỀ 1. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC.
- Ví dụ câu hỏi trắc nghiệm:
- Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
- A. Hàm số y = sin2x là hàm số chẵn.
- B. Hàm số y = sin2x tuần hoàn với chu kì T = pi.
- C. Hàm số y = sin2x tuần hoàn với chu kì T = 2pi.
- D. Đồ thị hàm số y = sin2x nhận trục Oy là trục đối xứng.
- Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = sinx + cos2x. Khi đó M + m bằng?
- Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
CHỦ ĐỀ 2. PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC.
- Ví dụ câu hỏi trắc nghiệm:
- Phương trình 2(sinx)^2 – 5sinxcosx – (cosx)^2 = -2 tương đương với phương trình nào sau đây?
- Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để phương trình cos2x + sinx + m = 0 có nghiệm [-pi/6;pi/4].
CHỦ ĐỀ 3. HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP.
- Ví dụ câu hỏi trắc nghiệm:
- Có bao nhiêu cách để có thể chọn được 8 em học sinh từ một tổ có 10 học sinh?
- Một hội nghị bàn tròn có phái đoàn của các nước: Anh 3 người, Nga 5 người, Mỹ 2 người, Pháp 3 người, Trung Quốc 4 người. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi cho mọi thành viên sao cho người cùng quốc tịch thì ngồi cạnh nhau.
CHỦ ĐỀ 4. NHỊ THỨC NIUTƠN.
- Ví dụ câu hỏi trắc nghiệm:
- Nếu bốn số hạng đầu của một hàng trong tam giác Pascal được ghi lại là: 1 16 120 560. Khi đó bốn số hạng đầu của hàng kế tiếp là?
- Trong khai triển (x + a)^3(x – b)^6, hệ số của x^7 là -9 và không có số hạng chứa x8. Tìm a?
CHỦ ĐỀ 5. XÁC SUẤT.
- Ví dụ câu hỏi trắc nghiệm:
- Gieo con súc sắc có 6 mặt. Xác suất của biến cố nào sau đây bằng 1/6?
- A. Xuất hiện mặt có số chấm chẵn.
- B. Xuất hiện mặt có số chấm lẻ.
- C. Xuất hiện mặt có số chấm nhỏ hơn 3.
- D. Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 2 và 3.
- Có hai hòm, mỗi hòm chứa 5 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 5. Rút ngẫu nhiên từ mỗi hòm 1 tấm thẻ. Xác suất để 2 thẻ rút ra đều ghi số lẻ là?
- Gieo con súc sắc có 6 mặt. Xác suất của biến cố nào sau đây bằng 1/6?
CHỦ ĐỀ 6. PHÉP BIẾN HÌNH.
- Ví dụ câu hỏi trắc nghiệm:
- Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d: x = 2. Trong bốn đường thẳng cho bởi các phương trình sau, đường thẳng nào là ảnh của d qua phép đối xứng tâm O.
- Phép vị tự tâm O tỉ số -3 lần lượt biến hai điểm A, B thành hai điểm C, D. Mệnh đề nào sau đây đúng?
CHỦ ĐỀ 7. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG.
- Ví dụ câu hỏi trắc nghiệm:
- Trong không gian, cho ba điểm thẳng hàng A, B, C. Hỏi có thể có tối đa bao nhiêu mặt phẳng chứa A, B, C?
- A. Vô số.
- B. Có nhiều nhất 2 mặt phẳng.
- C. Không có mặt phẳng nào.
- D. Chỉ có 1 mặt phẳng.
- Cho hai đoạn thẳng chéo nhau AB, CD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB, CD. Mệnh đề nào sau đây đúng?.
- Trong không gian, cho ba điểm thẳng hàng A, B, C. Hỏi có thể có tối đa bao nhiêu mặt phẳng chứa A, B, C?
Xem trước file PDF (422.2KB)
Share: