Tóm tắt Lý Thuyết và Bài Tập Trắc Nghiệm Về Chu Vi và Diện Tích Các Tứ Giác Đã Học
Tóm Tắt Lý Thuyết và Bài Tập Trắc Nghiệm Về Chu Vi và Diện Tích Các Tứ Giác Đã Học
MeToan.Com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 6 tài liệu tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm chuyên đề chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học. Các bài toán được chọn lọc và phân loại theo các dạng toán, được sắp xếp theo độ khó từ cơ bản đến nâng cao, có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em tham khảo khi học chương trình Toán 6.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Chu vi và diện tích các hình.
a) Hình vuông: Hình vuông ABCD có cạnh bằng a thì:
+ Chu vi của hình vuông là: C = 4a.
+ Diện tích của hình vuông là: S = a * a = a².
b) Hình chữ nhật:
Hình chữ nhật ABCD có chiều dài là a, chiều rộng bằng b thì:
+ Chu vi của hình chữ nhật là: C = 2(a + b).
+ Diện tích của hình chữ nhật là: S = a * b.
c) Hình thoi:
Hình thoi ABCD có độ dài cạnh là a và độ dài hai đường chéo là m và n thì:
+ Chu vi của hình thoi là: C = 4a.
+ Diện tích của hình thoi là: S = (m * n) / 2.
d) Hình bình hành:
Hình bình hành ABCD có độ dài hai cạnh là a, b và độ dài đường cao ứng với cạnh a là h thì:
+ Chu vi của hình bình hành là: C = 2(a + b).
+ Diện tích của hình bình hành là: S = a * h.
e) Hình thang cân:
Hình thang cân ABCD có độ dài hai cạnh đáy là a, b; độ dài cạnh bên là c và độ dài đường cao ứng với cạnh đáy là h thì:
+ Chu vi của hình thang cân là: C = a + b + 2c.
+ Diện tích của hình bình thang cân là: S = ((a + b) * h) / 2.
2. Các dạng toán thường gặp.
- Dạng 1: Tính diện tích các hình đã học.
- Áp dụng công thức tính diện tích của các hình.
- Dạng 2: Tính một yếu tố của hình khi biết chu vi, diện tích của hình đó.
- Từ công thức tính chu vi, diện tích các hình, thay các đại lượng đã biết vào công thức rồi rút ra đại lượng cần tính.
- Dạng 3: Bài toán thực tế.
- Sắp xếp được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học để giải bài toán.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (Nội dung bài tập)