Tóm Tắt Lý Thuyết Và Bài Tập Trắc Nghiệm Đoạn Thẳng, Độ Dài Đoạn Thẳng

Tóm Tắt Lý Thuyết Và Bài Tập Trắc Nghiệm Về Đoạn Thẳng, Độ Dài Đoạn Thẳng

MeToan.Com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 6 tài liệu tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm chuyên đề đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng. Các bài toán được chọn lọc và phân loại theo các dạng toán, được sắp xếp theo độ khó từ cơ bản đến nâng cao, có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em tham khảo khi học chương trình Toán 6.

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Đoạn thẳng AB là gì?

  • Đoạn thẳng AB hay đoạn thẳng BA là hình gồm hai điểm A, B cùng với các điểm nằm giữa A và B.
  • A, B là hai đầu mút (mút) của đoạn thẳng AB.

2. Độ dài đoạn thẳng.

  • Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Khi chọn một đơn vị độ dài thì độ dài mỗi đoạn thẳng được biểu diễn bởi một số dương (thường viết kèm đơn vị).
  • Độ dài đoạn thẳng AB còn gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B. Ta quy ước khoảng cách giữa hai điểm trùng nhau bằng 0 (đơn vị).

3. So sánh độ dài hai đoạn thẳng.

  • Hai đoạn thẳng AB và EG có cùng độ dài. Ta viết AB = EG và nói đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng EG.
  • Đoạn thẳng AB có độ dài nhỏ hơn đoạn thẳng CD. Ta viết AB < CD và nói AB ngắn hơn CD. Hoặc CD > AB và nói CD dài hơn AB.

4. Các dạng toán thường gặp.

  • Dạng 1: Nhận biết đoạn thẳng.
    • Phương pháp: Ta sử dụng định nghĩa: Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B cùng với các điểm nằm giữa A và B.
  • Dạng 2: Xác định số đoạn thẳng.
    • Phương pháp: Với n điểm phân biệt cho trước (n ∈ N, n ≥ 2) thì số đoạn thẳng vẽ được là n(n-1)/2.
  • Dạng 3: Tính độ dài đoạn thẳng. So sánh hai đoạn thẳng.
    • Phương pháp:
      • Tìm độ dài mỗi đoạn thẳng: Ta vận dụng kiến thức “Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB”.
      • Ta so sánh các đoạn thẳng: Hai đoạn thẳng bằng nhau nếu có cùng độ dài. Đoạn thẳng lớn hơn nếu có độ dài lớn hơn.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (Nội dung phần bài tập trắc nghiệm sẽ được cập nhật sau)

Xem trước file PDF (965.2KB)

Share:

Toán 6 - Mới Nhất