Tài Liệu Dạy Thêm - Học Thêm Chuyên Đề Tập Hợp Các Số Nguyên Lớp 6

Tài Liệu Dạy Thêm - Học Thêm Chuyên Đề Tập Hợp Các Số Nguyên Lớp 6

Tài liệu gồm 12 trang, tổng hợp tóm tắt lý thuyết, hướng dẫn phương pháp giải các dạng toán và bài tập chuyên đề tập hợp các số nguyên, hỗ trợ giáo viên và học sinh lớp 6 trong quá trình dạy thêm - học thêm môn Toán 6.

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT.

PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.

Dạng 1. Điền kí hiệu thích hợp vào chỗ trống.

  • Dạng điền kí hiệu ∈, ∉.
  • Tập hợp số tự nhiên ℕ.
  • Tập hợp số nguyên ℤ gồm các số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương.
  • A ⊂ B nếu mọi phần tử của A đều thuộc B.
  • Dạng điền Đ (đúng) hoặc chữ S (sai); đánh dấu “x” vào ô đúng hoặc sai.

Dạng 2. Biểu diễn số nguyên trên trục số.

Trục số là hình biểu diễn gồm một đường thẳng nằm ngang hoặc thẳng đứng, một đầu gắn với mũi tên (biểu thị chiều dương) được chia thành các khoảng bằng nhau (được gọi là đơn vị) và ghi kèm các số tương ứng.

Điểm 0 (biểu diễn số 0) được gọi là điểm gốc của trục số (thường đặt tên là O). Điểm biểu diễn số a trên trục số gọi là điểm a.

Với trục số nằm ngang: Chiều từ trái sang phải là chiều dương, với hai điểm a, b trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì a < b.

Với trục số thẳng đứng: Chiều từ dưới lên trên là chiều dương, với hai điểm a, b trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì a < b.

Dạng 3. So sánh hai hay nhiều số nguyên.

Cách 1:

Biểu diễn các số nguyên cần so sánh trên trục số.

Giá trị các số nguyên tăng dần từ trái sang phải (điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a bé hơn số nguyên b).

Cách 2:

Căn cứ vào các nhận xét sau:

  • Số nguyên dương lớn hơn 0.
  • Số nguyên âm nhỏ hơn 0.
  • Số nguyên dương lớn hơn số nguyên âm.
  • Trong hai số nguyên dương, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì số ấy lớn hơn.
  • Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì số ấy lớn hơn.

Kiến thức về giá trị tuyệt đối:

  • Giá trị tuyệt đối của một số tự nhiên là chính nó.
  • Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó.
  • Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là một số tự nhiên.
  • Hai số nguyên đối nhau có cùng một giá trị tuyệt đối.

Dạng 4. Viết tập hợp số.

Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C …

Hai cách viết tập hợp số:

Cách 1: Liệt kê các phần tử. Ví dụ: A = {1; 2; 3}.

Cách 2: Chỉ ra các tính chất đặc trưng. Ví dụ: A = {x ∈ ℕ | x < 4}.

Chú ý:

  • Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu “;” (nếu có phần tử số) hoặc dấu “,” nếu không có phần tử số.
  • Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Dạng 5. Sử dụng số nguyên âm trong thực tế.

Số dương và số âm được dùng để biểu thị các đại lượng đối lập nhau hoặc có hướng ngược nhau.

Số âm thường dùng để chỉ:

  • Nhiệt độ dưới 0°C.
  • Độ cao dưới mực nước biển.
  • Số tiền còn nợ.
  • Số tiền lỗ.
  • Độ cận thị.
  • Thời gian trước Công Nguyên...
Xem trước file PDF (1.2MB)

Share:

Toán 6 - Mới Nhất