Điểm nằm giữa hai điểm, Tia - Lý thuyết & Bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6
Tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm điểm nằm giữa hai điểm, tia
MeToan.Com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 6 tài liệu tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm chuyên đề điểm nằm giữa hai điểm, tia. Các bài toán được chọn lọc và phân loại theo các dạng toán, được sắp xếp theo độ khó từ cơ bản đến nâng cao, có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em tham khảo khi học chương trình Toán 6.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Điểm nằm giữa hai điểm
Trong 3 điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Trong hình bên, ta nói:
- Điểm C nằm giữa hai điểm A và B.
- Hai điểm A và B nằm khác phía so với C.
- Hai điểm A và C nằm cùng phía so với B; C và B nằm cùng phía so với A.
2. Tia
Tia Am (tia AB) gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với A. Khi đó, điểm A gọi là điểm gốc của tia Am (tia AB).
Trên đường thẳng xy lấy điểm O bất kì. Điểm O chia đường thẳng xy thành 2 phần. Hình gồm điểm O và mỗi phần đường thẳng đó gọi là 1 tia (gốc O) hay còn gọi là nửa đường thẳng gốc O. Khi đó, hai tia Ox, Oy gọi là hai tia đối nhau.
3. Các dạng toán thường gặp
- Dạng 1: Nhận biết và chỉ ra điểm nằm giữa hai điểm; hai điểm nằm cùng/khác phía so với điểm khác trong 3 điểm thẳng hàng.
Phương pháp: Dựa vào nhận xét “Trong 3 điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại”.
Lưu ý: Ta chỉ xét vị trí “nằm giữa / cùng phía / khác phía” khi cho các điểm thẳng hàng.
- Dạng 2: Nêu khái niệm về tia. Vẽ được tia, tia đối của một tia.
Phương pháp: Dựa vào định nghĩa về tia; xác định rõ điểm gốc của tia.
Lưu ý: Hai tia đối nhau tạo thành 1 đường thẳng. Mỗi điểm bất kì trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (Nội dung phần bài tập trắc nghiệm sẽ được cập nhật trong tài liệu đầy đủ)