Kỹ thuật xử lý hình học tọa độ phẳng - Đoàn Trí Dũng
Tài liệu gồm 10 trang hướng dẫn phương pháp tư duy xử lý bài toán hình học tọa độ phẳng Oxy khó, tài liệu được biên soạn bởi thầy Đoàn Trí Dũng.
PHẦN I: PHƯƠNG PHÁP GÁN ĐỘ DÀI
Mục tiêu của phương pháp gán độ dài là xây dựng mối liên hệ giữa những cái đã có và những cái chưa có.
- VẤN ĐỀ 1: GÁN MỘT ĐỘ DÀI BẰNG TÍNH CHẤT HÌNH VẼ
- VẤN ĐỀ 2: GÁN MỘT ĐỘ DÀI DỰA VÀO THÔNG SỐ ĐẦU BÀI
- VẤN ĐỀ 3: GÁN HAI ĐỘ DÀI CHO HAI CẠNH KHÁC NHAU
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP GỌI ẨN TRÊN ĐƯỜNG THẲNG
Giống như phương pháp bình phương trong phương trình – hệ phương trình, phương pháp gọi ẩn trên đường thẳng là phương pháp đơn giản nhất, dễ hiểu dễ làm, chỉ có tính là hơi khó, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng tính toán tốt và tuân thủ theo các nguyên tắc như sau:
Mỗi một điểm trên đường thẳng có thể gọi tham số trên đường thẳng đó.
Hai điểm khác nhau phải gọi hai tham số khác nhau.
Thường chỉ sử dụng khi bài toán xuất hiện hai đường thẳng trở lên.
Gọi tối đa 2 ẩn, hạn chế tối đa gọi đến ẩn thứ 3.
Có bao nhiêu ẩn phải đưa ra bấy nhiêu phương trình.
VẤN ĐỀ 1: GỌI MỘT ẨN VÀ TÍNH TỌA ĐỘ CÁC ẨN KHÁC BẰNG CÁCH KÉO THEO
VẤN ĐỀ 2: GỌI HAI ẨN PHỤ, ĐƯA VỀ HỆ 2 PHƯƠNG TRÌNH BẰNG 2 DỮ KIỆN ĐẦU BÀI
PHẦN III: GIẢI TAM GIÁC – TỨ GIÁC
- I. TÍNH CHẤT TRỰC TÂM TRONG TAM GIÁC
- II. TÍNH CHẤT TÂM ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP, PHÂN GIÁC TRONG, PHÂN GIÁC NGOÀI
PHẦN IV: GIẢI ĐƯỜNG TRÒN