Đề minh họa giữa kì 1 Toán 10 năm 2023 - 2024 Sở GD&ĐT Quảng Ngãi

MeToan.Com giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 10 đề minh họa kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán 10 năm học 2023 – 2024 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi; đề thi được biên soạn theo cấu trúc 70% trắc nghiệm + 30% tự luận (theo điểm số), có ma trận, bảng đặc tả, đáp án và hướng dẫn chấm điểm.

1. TẬP HỢP. MỆNH ĐỀ

Mệnh đề.

  • Nhận biết:
    • Phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định; mệnh đề đảo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu ∀, ∃; điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
  • Thông hiểu:
    • Thiết lập được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định; mệnh đề đảo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu ∀, ∃; điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
    • Xác định được tính đúng/sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản.

Tập hợp và các phép toán trên tập hợp.

  • Nhận biết:
    • Nhận biết được các khái niệm cơ bản về tập hợp (tập con, hai tập hợp bằng nhau, tập rỗng) và biết sử dụng các kí hiệu.
  • Thông hiểu:
    • Thực hiện được phép toán trên các tập hợp (hợp, giao, hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con) và biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn chúng trong những trường hợp cụ thể.
  • Vận dụng:
    • Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với phép toán trên tập hợp (ví dụ: những bài toán liên quan đến đếm số phần tử của hợp các tập hợp).

2. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

  • Nhận biết:
    • Nhận biết được bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
  • Thông hiểu:
    • Biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ.

Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

  • Nhận biết:
    • Nhận biết được hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
  • Thông hiểu:
    • Biểu diễn được miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ.
  • Vận dụng:
    • Vận dụng được kiến thức về hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào giải quyết một số bài toán thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) (ví dụ: bài toán tìm cực trị của biểu thức F = ax + by trên một miền đa giác).

4. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC

Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180°.

  • Nhận biết:
    • Nhận biết được giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180°.
  • Thông hiểu:
    • Tính được giá trị lượng giác (đúng hoặc gần đúng) của một góc từ 0° đến 180° bằng máy tính cầm tay.
    • Giải thích được hệ thức liên hệ giữa giá trị lượng giác của các góc phụ nhau, bù nhau.

Hệ thức lượng cơ bản trong tam giác.

  • Nhận biết:
    • Nhận biết được định lí côsin, định lí sin, công thức tính diện tích tam giác.
  • Thông hiểu:
    • Tính được giá trị lượng giác (đúng hoặc gần đúng) của một góc từ 0° đến 180° bằng máy tính cầm tay.
    • Giải thích được hệ thức liên hệ giữa giá trị lượng giác của các góc phụ nhau, bù nhau.
    • Giải thích được các hệ thức lượng cơ bản trong tam giác: định lí côsin, định lí sin, công thức tính diện tích tam giác.
  • Vận dụng cao:
    • Vận dụng được cách giải tam giác vào việc giải một số bài toán có nội dung thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc).
Xem trước file PDF (544.1KB)

Share:

Toán 10 - Mới Nhất